CONTACTOR LÀ GÌ? KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ CONTACTOR?

CONTACTOR LÀ GÌ? KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ CONTACTOR?

CONTACTOR LÀ GÌ? KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ CONTACTOR?

Contactor là thiết bị được ứng dụng nhiều trong công nghiệp điều khiển tốc độ động cơ rất linh hoạt và dễ dàng. Bài viết này giúp các bạn hiểu kỹ hơn về công dụng cầu tạo của contactor? 

 

1.CONTACTOR LÀ GÌ?

Contactor (Công tắc tơ) còn có tên gọi khác là khởi động từ là thiết bị điện vô cùng quan trọng trong các hệ thống điện với chức năng chính là thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Đối với các hệ thống chiếu sáng,động cơ, tụ bù  ta có thể sử dụng thiết bị contactor để điều khiển thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.

contactor-la-gi

Contactor là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các tủ điện công nghiệp, các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, khách sạn.. 

2. CẤU TẠO CONTACTOR:

Contactor bao gồm 3 bộ phận chính:

 

1. Nam châm điện bao gồm lõi sắt và Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu

và cuộn dây dùng để tạo ra lực hút nam châm.

2. Hệ thống dập hồ quang: khi bắt đầu chuyển mạch thì hệ thống hồ quang sẽ làm cho các tiếp điểm bị cháy mòn, vì vậy hệ thống hồ quang là 1 bộ phận không thể thiếu trong các contactor.

 3. Hệ thống tiếp điểm: gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ
- Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.
- Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường mở.

 

Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường mở.

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.

 

 

download

3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ?

Nguyên lý hoạt động của contactor như sau: Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín (lúc này lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor bắt đầu trạng thái hoạt động.

 

Nhờ bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (khi thường đóng sẽ mở ra và khi thường hở sẽ đóng lại), trạng thái này sẽ được duy trì. Khi nguồn điện ngưng cấp cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.

 

4. ƯU ĐIỂM CỦA CONTACTOR:

 

Contactor có kích thước nhỏ gọn dễ dàng cho việc lắp đặt và tháo gỡ.

Có những chức năng mà cầu dao điện không thể thực hiện được.

Vì có vỏ ngăn hồ quang phóng ra bên ngoài nên dễ dàng điều khiển từ xa và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, các thiết bị khác và hệ thống điện.

Thiết bị có thời gian đóng cắt cực nhanh, hoạt động ổn định, tuổi thọ và độ bền cao.

Vì những ưu điểm trên contactor được sử dụng rộng rãi để điều khiển đóng cắt trong mạch điện hạ áp đặc biệt sử dụng nhiều trong các công trình, nhà máy công nghiệp.

 

5. ỨNG DỤNG CỦA CONTACTOR:

 

Contactor là khí cụ điện được sử dụng rất nhiều trong ngành điện công nghiệp đặt biệt là ngành tủ điện công nghiệp với chức năng chính là để điều khiển đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị.

Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và có độ ổn định cao, dễ sửa chữa.
 

6. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN TRÊN CONTACTOR:

 Điện áp định mức: Điện áp định mức của Contactor là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt. Chính là điện áp vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại. Thông số này ghi trên nhãn của sản phẩm có các cấp điện áp:. 110V, 220V,400V một chiều và 127V, 220V, 380V xoay chiều.
– Khả năng cắt và khả năng đóng: Khả năng cắt của Contactor điện xoay chiều đạt bội số đến 10 lần dòng điện định mức với phụ tải điện cảm Khả năng đóng:. Contactor điện xoay chiều dùng để khởi động động cơ điện cần phải có khả năng đóng từ 4 đến 7 lần.
– Tuổi thọ: Tuổi thọ của Contactor phụ thuộc vào số lần đóng, mở. Sau số lần đóng mở ấy thì chúng sẽ bị hỏng và không dùng được.
– Tần số thao tác: Là số lần đóng cắt khởi động từ trong một giờ: 30, 100, 120, 180, 300,600, 1200, 1500 lần/giờ.

7. CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG SẢN XUẤT CONTACTOR:

- Mitsubishi: thương hiệu Nhật Bản
- LS: thương hiệu Hàn Quốc
- Schneider: Thương hiệu Pháp
- Panasonic: thương hiệu Nhật Bản
- Sino: thương hiệu Việt Nam 

Hiện tại công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Thiên Lộc Phát là đơn vị chuyên cung cấp CONTACTOR và các thiết bị điện công nghiệp. Vui lòng liên hệ để được báo giá và giải đáp nhanh nhất.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT THIÊN LỘC PHÁT

Địa chỉ: 11/34 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh

Email: nuongpham@thienlocphatelectric.com

Hotline: 0932.706.899   -   Điện thoại: (028) 3815 88 66

Fax:(028) 3815 88 77

Người viết : @dmin