Rơle thời gian là thiết bị được ứng dụng nhiều trong công nghiệp điều khiển tốc độ động cơ rất linh hoạt và dễ dàng. Bài viết này giúp các bạn hiểu kỹ hơn về công dụng cầu tạo của rơ le thời gian?
1.RƠ LE THỜI GIAN LÀ GÌ?
Rơ le thời gian hay còn được gọi khác là relay thời gian hoặc Timer là thiết bị dùng để tạo thời gian trễ, bằng cách dùng bộ mạch điện tử điều khiển thời gian đóng, cắt của các tiếp điểm rơ le.
Trong hệ thống điều khiển tự động người ta sử dụng khí cụ điện là Rơ le thời gian. Với vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định trước.
Rơ le thời gian có nhiệm vụ đóng tắt các thiết bị điện có trong hệ thống khi không sử dụng nữa để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện không cần thiết.
Được ứng dụng trong việc điều khiển tắt mở: ánh sáng, quạt thông gió, tưới nước, máy, sưởi ấm, cửa tự động và tạo tín hiệu âm thanh hình ảnh theo chu kỳ…
Thời gian trễ của rơ le có thể tự cài đặt tùy theo nhu cầu của người sử dụng, có thể từ vài giây lên đến cả hàng chục giờ.
2.NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC?
Nguyên lý làm việc của rơle thời gian dựa trên cặp tiếp điểm ON DELAY và OFF DELAY để sử dụng nguồn điện liên tục, linh hoạt và ngắt lúc cần thiết:
ON DELAY:
Khi cuộn dây được cấp điện ON DELAY, các tiếp điểm không được tính trạng thái tức thì ( nó được đóng hở ra, hở đóng lại thường xuyên ), các tiếp điểm tác động có tính thời gian không đổi. Sau một khoảng thời gian được xác định, các tiếp điểm tác động sẽ chuyển đổi và duy trì trạng thái vừa chuyển đổi.
Khi nguồn dây bị ngừng cấp điện, các tiếp điểm trượt trở về ban đầu ( trạng thái ban đầu)
OFF DELAY
Khi nguồn dây của rơ le thời gian được cấp điện OFF DELAY, trạng thái này được tác động và hoạt động tức thì.
Khi cuộn dây ngưng cấp điện, các tiếp điểm hoạt động được trở về trạng thái ban đầu .
Các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.
3. CẤU TẠO CỦA RƠ LE NHIỆT?
Rơ le nhiệt có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: nam châm điện, cơ cấu thời gian và tiếp điểm chính.
Nam châm điện
Trong nam châm điện gồm có:
11. Mạch từ tĩnh
12. Cuộn dây điện áp
10. Lõi thép động
9. Lò xo
Nam châm điện nhận điện áp từ nguồn điện và thao tác nó hoắc là nguồn cấp cho mạch điện khống chế.
Cơ cấu thời gian
Gồm có bánh răng dẫn động (23) nối cứng với thanh hãm (4). Bánh răng này truyền động nhờ lò xo (18) và truyền chuyển động cho bánh răng (22) để làm quay tiếp điểm động (21). Bộ phận chính của cơ cấu thời gian là hệ thống các bánh răng (16), (15), (13) nối tới trục quay tiếp điểm động bởi bánh ma sát (17). Nó làm quay bánh răng 3 để truyền chuyển động tới cơ cấu con lắc gồm bánh cóc (14), móc (1) và quả rung (2). Cơ cấu con lắc để giữ cho tốc độ quay của tiếp điểm động là đều, tương tự như ở cơ cấu đồng hồ.
Tiếp điểm chính
Gồm có đầu tiếp xúc tĩnh (22) và đầu tiếp xúc động (21). Ngoài ra, nó còn lại hai tiếp điểm phụ đóng, cắt không thời gian: tiếp điểm thuận (5 – 8) và tiếp điểm nghịch (5 – 7).
4. ỨNG DỤNG CỦA RƠ LE THỜI GIAN?
- Sử dụng nhiều nhằm hỗ trợ các mạch chuyển đổi giúp động cơ được hoạt động hiệu quả.
- Ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chiếu sáng, bơm nước, điều khiển khí.. tuỳ vào từng mục đích sử dụng khác nhau mà lựa chọn rơ le thời gian cho phù hợp.
- Được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, công trình công nghiệp, dân dụng…
Các khu vực công cộng như hành lang chung cư, cầu thang bộ là những vị trí mà mọi người đều có quyền sử dụng chung. Vì vậy hệ thống chiếu sáng phải hoạt động 24/24. Chính vì vậy bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để kiểm soát được các đèn chiếu sáng khu vực này. Từ đó có thể vừa tiết kiệm, vừa tiện dụng.
Hiện nay hầu hết các công trình ở Việt Nam đều chưa có giải pháp hợp lý cho các khu vực công cộng này. Một số cách vận hành của những bóng đèn này bao gồm:
- Các đèn khu vực này hiện nay được bật 24/24.
- Có công tắc tại vị trí hành lang, cầu thang để mọi người tự điều khiển.
- Ban quản lý tòa nhà sẽ bật tắt các bóng đèn này theo thời gian nào đó.
- Sử dụng cảm biến chuyển động để bật/tắt đèn….
Tất cả những biện pháp này đều tồn tại khuyết điểm. Ví dụ như hao phí điện năng, tống thời gian và sức người… Vì vậy giải pháp tối ưu nhất để giải quyết tất cả các vấn đề trên là dùng Delay off kết hợp với cảm biến chuyển động tại một vài vị trí. Như vậy vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm điện mà chi phí lắp đặt cũng không cao.
*Phân loại rơ le: trên thị trường có 3 loại rơ le thời gian là:
- Rơle thời gian điện tử
- Rơ le thời gian cơ
- Rơ le thời gian 24h
*Những thương hiệu sản xuất rơ le thời gian nổi tiếng trên thị trường:
- Rơ le thời gian Schneider: thương hiệu Pháp
- Rơ le thời gian Hanyoung: thương hiệu Hàn Quốc
- Rơ le thời gian Chint: thương hiệu Trung Quốc
- Rơ le thời gian Panasonic: thương hiệu Nhật Bản
- Rơ le thời gian Selec: thương hiệu Ấn Độ
- Rơ le thời gian ABB: thương hiệu Thuỵ Sỹ
MUA RƠ LE NHIỆT Ở ĐÂU?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà phân phối chuyên cung cấp các thiết bị rơ le thời gian nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Trong đó công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Thiên Lộc Phát là đơn vị chuyên cung cấp rơ le thời gian và các thiết bị điện công nghiệp với giá tốt nhất trên thị tường và hỗ trợ giao hàng trên toàn quốc. Vui lòng liên hệ để được báo giá và giải đáp.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT THIÊN LỘC PHÁT
Địa chỉ: 11/34 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
Email: nuongpham@thienlocphatelectric.com
Hotline: 0932.706.899 - Điện thoại: (028) 3815 88 66
Fax:(028) 3815 88 77