Thứ tư, 19/12/2018, 13:48 GMT+7
Áp tô mát là gì?
Khái niệm: Áp-tô-mát hay còn gọi là máy cắt hạ áp. Là khí cụ điện tự động cắt mạch điện khi có sự cố: quá tải, ngắn mạch, điện áp thấp, công suất ngược...
Trong các mạch điện hạ áp có điện áp định mức đến 660V xoay chiều và 330V một chiều, có dòng điện định mức tới 6000A. Những máy cắt hạ áp hiện đại có thể cắt dòng điện tới 300 kA.
Đôi khi máy cắt hạ áp cũng được dùng để đóng, cắt không thường xuyên các mạch điện ở chế độ bình thường.
Yêu cầu chung về thiết bị đóng cắt
Chế độ làm việc định mức của máy cắt hạ áp phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số dòng điện định mức chảy qua máy cắt lâu bao nhiêu cũng được. Mặt khác tiếp điểm chính của nó phải chịu được dòng điện ngắn mạch lớn khi các tiếp điểm có thể đã đóng hay đang đóng.
Máy cắt hạ áp phải ngắt được dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục kilôampe. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, máy cắt hạ áp phải đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.
Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự ngắn mạch do dòng điện ngắn mạch gây ra, máy cắt hạ áp phải có thời gian cắt bé.
Để giảm kích thước lắp đặt của thiết bị và an toàn trong vận hành cần phải hạn chế vùng cháy hồ quang. Muốn vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong máy cắt hạ áp.
Để thực hiện yêu cầu thao tác có chọn lọc, máy cắt hạ áp cần phải có khả năng điều chỉnh trị số dòng điện tác động và thời gian tác động.
Những thông số cơ bản của máy cắt hạ áp gồm: Dòng điện định mức Iđm, điện áp định mức Uđm, dòng điện ngắt giới hạn và thời gian tác động.
Thời gian tác động của máy cắt hạ áp là một thông số quan trọng. Thời gian này được tính từ lúc xảy ra sự cố đến khi ngắn mạch điện bị ngắt hoàn toàn.
CT: t = t0 + t1+ t2 ( 1 - 1 )
Trong đó:
+ t0 là thời gian tính từ lúc xảy ra ngắn mạch đến khi dòng điện đạt tới trị số tác động I = Itđ. Thời gian t0 phụ thuộc vào giá trị của dòng điện khởi động, và tốc độ tăng của dòng điện.
+ t1 là thời gian từ khi I = Itd đến khi tiếp điểm máy cắt bắt đầu chuyển động, thời gian này phụ thuộc vào các phần tử bảo vệ, cơ cấu ngắt, kết cấu của tiếp điểm, trọng lượng phần động. Nếu t1 > 0.01s thì máy ngắt có thời gian tác
động bình thường. Đối với máy cắt tác động nhanh, thời gian t1 = 0.002 ÷ 0.008s
+ t2 là thời gian cháy của hồ quang (phụ thuộc bộ phận dập hồ quang và trị dòng điện ngắt và biện pháp dập hồ quang)
Phân loại Áp-tô-mát
a. Phân theo kết cấu
+ Loại một cực
+ Loại hai cực
+ Loại ba cực
b. Theo thời gian tác động
+ Tác động tức thời (nhanh)
+ Tác động không tức thời
c. Theo công cụ bảo vệ
+ Dòng cực đại
+ Dòng cực tiểu
+ Áp-tô-mát điện áp thấp
+ Áp-tô-mát dòng điện cực tiểu
+ Áp-tô-mát bảo vệ công suất ngược
+ Áp-tô-mát vạn năng (chế tạo chế tạo cho mạch có dòng điện lớn các thông số bảo vệ có thể chỉnh định được) loại này không có vỏ và lắp đặt trong các trạm biến áp lớn.
+ Áp-tô-mát định hình: bảo vệ quá tải bằng rơle nhiệt, bảo vệ quá điện áp bằng rơle điện từ, đặt trong vỏ nhựa.
►► Xem ngay Áp tô mát hoạt động như thế nào? Cách nối tầng Cascade cho áp tô mát để hiểu rõ hơn về dòng thiết bị đóng cắt Áp-tô-mát này các bạn nhé.
có thể bạn quan tâm :
- Catalogue Phụ Kiện Tủ Điện Master (15/07/2024)
- Rơ Le Bảo Vệ Điện Áp MT-VPR Master (31/05/2024)
- RCCB là gì? Những điều cần biết về RCCB (31/05/2024)
- Hướng Dẫn Cài Đặt Đồng Hồ Đo Đa Năng Master MT-DP96MF (29/05/2024)
- Đồng Hồ Đo Đa Chức Năng Master MT-DP96-MF (28/05/2024)
- Máy Cắt Không Khí ACB Là Gì? Những Điều Cần Biết Về ACB (24/05/2024)
- MCCB Là Gì? Những Điều Cần Biết Về MCCB (23/05/2024)
- MCB Là Gì? Những Điều Cần Biết Về MCB (21/05/2024)
- Phụ Kiện Tủ Điện Cần Thiết Trong Hệ Thống Điện (17/05/2024)
- Cách Tính Khối Lượng Đồng Thanh Trong Hệ Thống Tủ Điện (17/05/2024)