Chúng tôi đã từng chia sẻ về 7 loại tủ điện công nghiệp thông dụng hiện nay, tuy nhiên các bước nói chung để lắp đặt tủ điện công nghiệp thì không phải ai cũng biết. Bài viết này xin chia sẻ với các bạn 9 bước lắp đặt tủ điện công nghiệp cơ bản và chi tiết nhất.
Tủ điện công nghiệp là gì?
Tủ điện công nghiệp là nơi chứa các thiết bị điện, các đấu nối, mạch điều khiển, cầu dao…nhằm điều khiển hệ thống cung cấp điện cho một hệ thống phụ tải nào đó.. Tủ điện công nghiệp thường có cấu trúc lớn so với các tủ điện nhỏ tại gia đình, nó có hệ thống kết nối và các cấu trúc mạch điều khiển phức tạp. Việc thiết kế, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn chất lượng, đạt chuẩn góp phần vào sự an toàn cho con người và ổn của hệ thống điện, dây chuyền máy móc.
Các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp chi tiết nhất
1.Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị và nguyên lý hoạt động
Thiết kế bố trí các thiết bị bên trong tủ điện phải đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng phải tối ưu hóa để giảm vật tư và hạ giá thành của sản phẩm chung. Lưu ý tới quá trình mở rộng hay sự nâng cấp các thiết bị trong tương lai.
Khâu thiết kế phải chú trọng và kiểm tra, giám sát thật kỹ lưỡng để tránh xảy ra những sai sót ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo. Bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể khiến bạn phải thực hiện toàn bộ quá trình lại từ đầu. Nên chú ý làm tỉ mỉ từng công đoạn nhé.
2. Khảo giá thị trường các vật liệu cần mua
(Kiếm loại có chất lượng, và dư tải). khi đã có các vật tư theo yêu cầu của sơ đồ khối, dùng kích thước thực tế của các vật tư này để xem sắp đặt các vị trí nào trên bảng là hợp lý nhất.
Mua các thiết bị, phụ kiện bên trong tủ điện công nghiệp ở đâu là tốt nhất về chất lượng và giá cả?
Công ty Thiên Lộc Phát hiện nay là một trong những nhà phân phối lớn nhất trong thị trường thiết bị điện công nghiệp. Đặc biệt về các dòng thiết bị đóng cắt Mitsubishi - chính hãng Nhật Bản, như máy cắt không khí ACB Mitsubishi, CB, Aptomat... chúng tôi là nhà cung cấp rẻ nhất hiện nay. Các sản phẩm, thiết bị khi đến tay khách hàng đều có nguồn gốc xuất xứ, kiểm định chất lượng rõ ràng vả bảo hành có trách nhiệm theo thời hạn nhà sản xuất đưa ra, các thiết bị nếu không thể sửa chữa, thay thế linh kiện cùng loại được, chúng tôi sẽ 1 đổi 1 cho các bạn trong thời gian sớm nhất, chúng tôi biết uy tín, niềm tin của các bạn là sự thành công của chúng tôi và Thiên Lộc Phát vẫn đang giữ vững châm ngôn " Trao giá trị - nhận niềm tin" từ lúc mới thành lập công ty cho đến bây giờ.
Các vật liệu phụ kiện trong lắp đặt trong tủ điện công nghiệp. (như các vòng sô thứ tự cài vào dây, thanh sắt dùng cài các khởi động từ, rơ le, timer, các đầu nối điện v.v...
3. Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiêt cho tủ điện công nghiệp, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó.
Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC (Với những tủ điện yêu cao về chính xác, độ phức tạp và tính thẩm mỹ) hoặc có thể khoan khoét bằng tay.
Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.
Chú ý: Vỏ tủ điện công nghiệp có những vị trí bị khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí quạt hút tủ điện, vị trí đấu dây vào/ ra tủ điện cần phải làm lưới che chắn hoặc chèn đất sét chuyên dụng nhằm tránh chuột và côn trùng chui vào làm hỏng thiết bị.
4. Lắp các cơ phận lên bảng (ván ép dày 10mm, hoặc phíp hoặc bảng sắt - đặt bảng ở vị trí nằm ngang khi lắp ráp ).
Sắp xếp thiết bị điện bên trong tủ. Lưu ý:
Sắp xếp sao cho diện tích sử dụng là ít nhất, tiết kiệm dây dẫn điện và đảm bảo được cả tính thẩm mỹ. Cách sắp xếp hợp lí nhất được tiến hành như sau:
Nhóm thiết bị điều khiển đặt cùng nhau ở góc phía trên: rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến.
Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới: Aptomat, Contactor, khởi động từ
Aptomat tổng đặt ở trung tâm tủ điện hoặc đặt ở góc cao bên trái sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
Cấu đấu đặt ở phía dưới cùng để dễ dàng đấu dây vào / ra tủ điện.
5. Đấu dây dẫn điện
Đấu hệ thống dây dẫn điện phải thật gọn gàng và khoa học, đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa khi cần thiết.
Đối với dây tín hiệu và dây mạch lực nên lắp trong các ống ghen riêng biệt và càng xa nhau càng tốt. Dây tín hiệu có độ nhạy cao thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
Nên đấu dây phần mạch động lực trước rồi dấu dây phần điều khiển. Dây điều khiển và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau.
CÁCH ĐẤU DÂY DẪN ĐIỆN
6. Sau khi lắp xong, thử độ an toàn cách điện của bảng tủ với các cơ phận lắp trên bảng
Nếu bảng tủ là bằng sắt) thử trước bằng điện lưới nối tiếp với 1 bóng đèn tròn 300watts, xem sự hoạt động của các cơ phận có đúng với quy trình thiết kế hay không. Sửa các chỗ sai, nếu có.
7. Thử lại 1 lần với tải nhỏ sau đó ráp bảng các cơ phận vào tủ.
Để an toàn các thiết bị cần được kiểm tra lại một lần nữa. Trước khi lắp đặt vào tủ điện tổng, các thiết bị được thử đồ an toàn với tải áp nhỏ. Sau khi kết luận mọi bộ phận đều vận hành bình thường thì mới cho lắp vào tổng bộ điện.
8. Làm khung chân tủ lắp đặt tủ vào vị trí, kéo dây điện từ các động cơ vào tủ, kéo điện lưới.
MẶT NGOÀI VỎ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Sau khi xác định đã hoàn thiện bên trong tủ điện công nghiệp, đến lượt kiểm tra phía bên ngoài tủ điện, việc lắp khung chung cho vỏ tủ điện là điều cần thiết để đánh trường hợp nền đất bị ẩm ướt gây ra những trường hợp không đá có. Tiếp theo đó, những phần dây nào được kết nối phía tủ điện cần được kéo về phía vỏ tủ.
9. Thử lại phần dây nối đất, an toàn về điện (dây nối đất của cánh cửa tủ và thân tủ phải là loại đồng , dây dẹt, đan lưới, mềm, khó đứt)
Sau khi kết thúc quá trình lắp đặt, thợ điện thử lại độ an tonaf của toàn bộ hệ thống tủ điện công nghiệp. Ngoài ra cần kiểm tra dây nối đất đã đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng tốt nhất hay chưa để tránh những sự cố xảy ra.
►► Các lưu, chú ý quan trọng khi lắp đặt tủ điện công nghiệp
Vẽ sơ đồ khối là liên quan đến phần bố trí các thiết bị trong tủ, phân làm 3 phần: Mạch công suất, mạch điều khiển và mạch tự động.
Về mặt an toàn thì 1 tủ điện cần bố trí sao cho thích hợp với hướng điện lưới vào và hướng điện ra các thiết bị sử dụng (phần nhiều điện 3 pha và động cơ tải, như vậy cần quan sát vị trí các máy, vị trí điện lưới, vị trí công nhân sử dụng, vận hành máy để hình thành 1 vị trí lắp đặt hợp lý và an toàn.
Phần cơ khí của tủ điện công nghiệp đôi khi cần có sự kín nước nếu máy hoạt động trong môi trường có nhiều sự ẩm ướt các thiết bị trong tủ điện: tối thiểu phải có 1 aptomat chính và nút tắt, đầu gạt đóng điện của aptomat ló ra bên ngoài tủ. Lý do để có thể cô lập hoàn toàn đường dây điện lưới vào tủ khi cần thiết. Cường độ cắt tự động có thể chọn tương đương với tổng các tải phụ bên dưới cho đến lớn hơn gấp 3 lần.
Cũng cần bố trí thêm một ổ cắm điện 220V trong tủ điện công nghiệp, để khi bảo dưỡng tủ, dùng đèn cho sáng, dễ làm. Vị trí áp tomát này bố trí ngay nơi các dây điện lưới tiếp cận (thường đặt ở góc trên, bên trái, đôi khi bên phải). Một nút nhấn tắt khẩn cấp các động cơ là cần thiết. Vị trí các vật liệu, nếu nhiều, có thể phân thành từng vùng riêng cho mỗi chức năng vân hành.
Từ trên xuống các thiết bị tiếp theo, như các KĐT lớn trên 1 hàng ngang, các biến tần (nếu có, thường đặt ở vị trì gần các KĐT liên quan Các KĐT nhỏ trên 1 hàng ngang, các relay trung gian, các timer cũng trên 1 hàng ngang. Giữa các hàng KĐT là các máng nhựa đi dây các dây điều khiển. Các cây Domino thường đặt ở hàng ngang dưới cùng hoặc đặt hàng dọc bên trong tủ.
Phía dưới tủ điện công nghiệp thường là những lỗ trống hình tròn 1 dây 3 pha và dây trung tính vào, 1 cho các dây ra chạy các động cơ, 1 cho bó dây tới hộp gắn nút bấm điều khiển (nếu có.) Ráp dây tới phần nào, cài vòng số thứ tự dây cho phần đó ngay, thường thì ráp dây phần điều khiển trước (dây nhỏ), sau mới qua ráp dây phần công suất (dây to), nếu có thể dùng điện thử luôn từng phần đã ráp dây xong. Khung đặt tủ điện nếu dùng, cần thiết kế sao cho cân bằng, vững chắc khi đặt tủ vào, phải có sự hàn chắc các tiếp điểm với dây nối đất vào tủ.
Kiểm tra dây nối đất của tủ điện công nghiệp bằng cách dùng 1 bóng đèn sợi tim 300w: 1 đầu vào pha nguồn điện lưới 220V, đầu còn lại cho chạm vào vỏ tủ, bóng đèn phải sáng thì tủ mới an toàn về điện và có thể sử dụng. Lần đầu tiên cần thử cho các động cơ liên quan chạy không tải để xác định chiều quay cho đúng. thử các nút chức năng vận hành trong khoảng 10 phút. Thử các công tắc hành trình và tác dụng hiệu quả của nó Sau đó mới cho máy vận hành có tải.
Lắp đặt tủ điện công nghiệp theo yêu cầu đúng kỹ thuật, đạt chuẩn chất lượng ở đâu?
Đến với công ty Thiên Lộc Phát quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng, giá thành về việc thi công lắp đặt các loại tủ điện công nghiệp, chúng tôi có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết chuyên về mảng lắp đặt, thi công tủ bảng điện công nghiệp, tư vấn tận tình chu đáo. Các sản phẩm về tủ điện công nghiệp, thiết bị, phụ kiện bên trong đều có chứng nhận xuất xưởng, chất lượng, hóa đơn đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Cam kết lắp đặt tủ điện công nghiệp chất lượng cao, giá rẻ, bảo hành có trách nhiệm tại TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận như Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang.. Đừng chần chừ, hãy gọi ngay Mr. Ngữ 0906.744.764 chúng tôi hứa sẽ mang đến giải pháp hoàn hảo cho vấn đề của bạn.